Tương truyền Lý Nam Đế sinh ra mang bản mệnh đế vương, chỉ tiếc
không gặp vận nên nhà nước Vạn Xuân không thể trường tồn.
1.
Tiểu sử
Lý Nam
Đế, húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người
thuộc tộc Bách Việt, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Giao Châu để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí
thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam
được hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ
nhân".
Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu
bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi thì mẹ qua đời.
Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú
liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, Lý
Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được
tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.
Lý |
2.
Gia đình
Theo sách Văn minh Đại Việt của
Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thì Lý Bí không phải là thế hệ thứ 7 mà là
thế hệ thứ 11 của họ Lý từ khi sang Việt Nam . Khoảng cách 11 thế hệ trong 5
thế kỷ hợp lý hơn là 7 thế hệ trong 5 thế kỷ. Theo đó, đời thứ 7 là Lý Hàm lấy
bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền thứ
sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh
ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo và Lý Bí. Nguồn
tài liệu khác cho biết vợ Lý Cạnh là Phí thị, ngoài Lý Thiên Bảo và Lý Bí còn
sinh ra Lý Xuân và Lý Hùng.
Về quê hương Lý Bí, các nguồn tài liệu
ghi khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí ghi
ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương
mục: "tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618-907), còn Long Hưng đặt từ thời
Trần (1225-1400)", như vậy gọi Thái Bình và Long Hưng là gọi theo tên sau
này đặt. Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộc Thái Bình và cho rằng
quê Lý Bí thuộc Thái Bình. Việt Nam Sử Lược ghi rằng phủ Long Hưng
thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ). Các nhà nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng: thời
Bắc thuộc, tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn là biển.
Tên gọi Thái Bình thời Bắc thuộc nằm trong khoảng vùng Sơn Tây.
Tại khu vực này có nhiều đền thờ Lý Bí và những người gắn bó với ông như Triệu Túc, Phạm Tu, Lý Phật Tử.
Theo thần tích cổ, Lý Nam Đế có người
vợ là Hứa Trinh Hòa, con ông Hứa Minh và bà Bùi Thị Quyền người làng Đông Mai,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Bà được Lý Nam
Đế lập làm hoàng hậu. Bà đã cùng chồng chinh chiến ngoài mặt trận và bị tử trận
do thuyền đắm tại hồ Điển Triệt cuối năm 546. Sau này bà được Triệu Việt Vương
lập đền thờ tại quê nhà.
Tranh thờ Lý Bôn và hoàng hậu ở Vũ Thư, Thái Bình |
3.
Sự nghiệp
Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí
thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải
sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu[12]. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.
Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu,
thứ sử La châu là Ninh Cự, thứ sử An châu là Úy Trí, thứ sử Ái châu là Nguyễn
Hán cũng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá
tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai thứ sử Giao Châu là
Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Được tin quân Lương lại
tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư
Tử Hùng đi đến Hợp Phố, bị quân Lý Bí
đánh bại, 10 phần chết đến 6-7 phần, quân tan rã. Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm
soát toàn bộ Giao Châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng
thêm quận Hợp Phố (khu vực huyện Hợp Phố thành
phố Bắc Hải tỉnh Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay).
Năm 544, tháng giêng, ông tự xưng là Lý
Nam Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên
nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở
vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập
triều đình với hai ban văn, võ. Lấy Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu
ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
Hiện có một số mâu thuẫn về kinh đô của
Lý Nam Đế. Một số nguồn cho
rằng Lý Nam
Đế đóng đô ở thành Long Biên.[17] Tuy
nhiên ngày nay đa số công nhận kinh đô của Lý Nam Đế là một tòa thành được xây ở
cửa sông Tô Lịch (thuộc Hà Nội ngày nay).
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động
Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm
(543-548), thọ 46 tuổi. Ngày nay, các sử gia trong hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
đã thống nhất xác định địa danh động Khuất Lão thuộc địa bàn xã Văn Lương, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Lý Bí khởi binh chống nhà Lương |
4.
Di sản
Theo sử gia Lê Văn Hưu:
Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều
sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được
nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể
đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch
giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết,
bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.
Theo sử gia Ngô Sĩ Liên:
Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng
là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho
nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi
dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng
phải cũng do trời hay sao?
Khâm định Việt sử thông giám cương mục
nhận xét:
Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân
Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm
chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau
này. Việc làm của Lý Nam
Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao!
Đền thờ Lý |