Ngô Quyền là vị vua đầu
tiên của nhà Ngô
trong lịch sử Việt Nam.
Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi
tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ
năm 939 đến năm 944.
1. Tiểu sử
Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12
tháng 3 năm Đinh Tỵ (17 tháng 4 năm
897) hoặc 898, người Đường Lâm. Quê hương của Ngô Quyền từng là vấn đề gây
tranh cãi và cho đến nay vẫn không thống nhất hoàn toàn. Bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn lại đến ngày nay, Đại Việt sử ký toàn
thư, chỉ ghi rằng Ngô Quyền là người ở châu Đường Lâm nhưng
không chú thích gì thêm về địa danh này, khiến cho các sử gia đời sau rất lúng
túng. Nó thể hiện sự cẩn trọng của các sử thần đời Hậu Lê đối với những thông tin họ chưa thể
kiểm chứng, đối chiếu. Các sử gia đời sau đã đẩy mạnh tìm
hiểu để xác định xem châu Đường Lâm nằm ở đâu. Hiện tồn tại 3 thuyết, với 3 địa điểm
nằm ở các địa phương ngày nay cách nhau khá xa và với khoảng cách tương đối đều
nhau trên trục Bắc - Nam là Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Ông còn được biết đến với
tên gọi Tiền Ngô Vương.
Ngô Quyền (897 - 944) |
2. Gia đình
Ông là con trai thứ sử Ngô Mân, một hào
trưởng ở đại phương. Lớn lên trên vùng đất quê hương có truyền thống anh
hùng và được sự rèn luyện của cha, ngài sớm tỏ rõ khí phách phi thường.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ,
quyển 5) phác họa hình ảnh của ngài: “Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ
đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo
có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi
ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng
được vạc”.
Dương Hậu là con gái của Dương Đình Nghệ, kết duyên cùng với Ngô Quyền
khi ông trở thành nha tướng của Dương Đình Nghệ, một cuộc hôn nhân mang nhiều ý
nghĩa liên minh chính trị. Một số tài liệu ghi rằng bà tên là Dương Thị Như Ngọc,
nhưng theo ông Lê Văn Lan thì đây chỉ là một cái tên do người đời sau
"đặt", để "phân biệt" với bà Dương hậu khác là bà Dương Vân Nga, bản thân cái tên Dương Vân Nga cũng chỉ là cái
tên do giới văn nghệ Việt Nam ở thế kỉ 20 "đặt" cho bà. Chính sử chỉ
gọi bà là Dương thị.
Ngô Quyền có sức khỏe hơn người |
3. Sự nghiệp
Sinh năm 897 trong một
dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là
bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng". Ngô Quyền lớn lên khi
chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó
lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự
xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại Lavào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở
thành con rể cho Dương Đình
Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản
Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình
Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết
độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự
chủ.
Năm 938, Kiều Công Tiễn
giết Dương Đình Nghệ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc,
hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa
phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền phát binh
từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu
với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức
yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán.
Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong
con mình là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Bị
cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra
Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán.
Ngô Quyền nghe tin Hoằng
Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,đem
quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người
làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt,
tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước
thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt
sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào
trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
Ngô Quyền định kế rồi,
bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người
đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng
Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc. Nước
triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiếng quân ra đánh, ai nấy đều liều chết
chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp,
thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nữa.
Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn
trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân
lính còn sót rút về.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 |
Thắng lợi của Ngô Quyền
trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu
chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam.
Năm 939, Ngô Quyền xưng
vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông,
nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương
và sụp đổ vào năm 965.
Lãnh thổ nước Việt dưới thời nhà Ngô |
4. Di sản
Các nhà sử học Việt Nam thời trung đại như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đánh
giá rất cao công trạng của Ngô Quyền.
Lê Văn Hưu nhận định về ông rằng:
“
|
Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà
phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho
người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được
dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi
niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
|
”
|
Ngô Sĩ Liên ca tụng ông là mưu
tài đánh giỏi, làm nên công dựng lại cơ đồ, đứng đầu các vua đồng thời
cho rằng cách thức cai trị của ông có quy mô của bậc đế vương. Phan Bội Châu và Trần Quốc Vượng đều
tôn vinh ông là "vua Tổ phục hưng dân tộc”.
“
|
Ngô Tiên Chúa giết được nghịch thần Công Tiễn, phá được giặc
mạnh Hoằng Thao, đặt ra cấp bậc các quan văn võ, định chế độ luật lệ y phục,
thực là bậc tài giỏi cứu đời. Song ký thác không được người tốt, để lại tai vạ
cho con.
|
”
|
Khảo tổng luận; Lê
Tung
|
Đền thờ và lăng Ngô Quyền
ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là một địa chỉ du lịch và tâm linh nổi tiếng của làng cổ
này.
Tượng đồng của Ngô Quyền tại Lương Xâm, Hải An, Hải Phòng |